Top anime main chuyển sinh bá đạo giấu nghề giả ngu

Top anime main chuyển sinh bá đạo giấu nghề giả ngu - Avatar

Thể loại vô địch lưu là thể loại anime có nhân vật chính bá đạo ngay từ đầu. Với thể loại truyện main bá ngay từ đầu này thì nhân vật phụ và phản diện cực kỳ quan trọng vì cứ diệt hết đứa này là có đứa khác kéo lại làm phiền main. Vì vậy main sẽ không bao giờ có một cuộc sống bình lặng giữa bầy sâu kiến mà cứ vả mặt mấy đứa khoe mẽ, tự cho mình cao hơn người khác là nhiều.

1. Lúc đó, Tôi Đã Chuyển Sinh Thành Slime - Tensei Shitara Slime Datta Ken

Tóm tắt nội dung:

Minami Satoru, 1 thanh niên FA 37 tuổi, chết khi liều mình bảo vệ đàn em/đồng nghiệp. Vô tình được chuyển sinh tại thế giới mới và được ban sức mạnh dựa trên những điều ước nhảm nhí của cậu trong những giây phút cuối đời.

Khi “tỉnh dậy” cậu nhận ra mình không thể nhìn/nghe/nói hay cử động, loay hoay một hồi cậu nhận ra sự thật mất lòng. Thay vì trở thành tên đẹp trai bá đạo nào đó thì cậu trở thành 1 con slime, con quái nhớp nháp và vô dụng nhất trong các game RPG. Vậy cuộc phiêu lưu đã kết thúc? Thành slime thì làm ăn gì được nữa?

Nồ, cậu nhận được 2 khả năng chính [Dã thú] cho cậu hấp thụ và tiêu hoá kẻ thù và [Tiên nhân] là cả cái wikipedia trong đầu cậu và một số skill nhỏ nhặt khác. Chuyến phiêu lưu bắt đầu sau khi cậu gặp và làm bạn với 1 con rồng bị phong ấn, được cho cái tên mới “Rimuru” rồi tìm đường thoát khỏi hang động.

-Nhân vật- 6/10

Thực sự thì truyện chả thể hiện nhiều về tính cách của các nhân vật khác, chủ yếu chỉ xoay quanh mỗi nhân vật chính. Các nhân vật phụ về sau cũng có vai trò quan trọng nhưng vẫn không nổi bật được.

-Xây dựng thế giới- 7/10

Thế giới được xây dựng như 1 thế giới game với hệ thống skill, tiến hoá các thứ. Nhưng khác biệt ở chỗ, bên phe quái vật cũng có suy nghĩ, trí tuệ, xã hội và lãnh thổ riêng. Có mâu thuẫn và quan hệ giữa các loài.

Phe con người mới là bên yếu thế và phải ráng giữ hoà bình với đám quái vật, không phải cứ nổi hứng là chạy ra farm lấy tiền với exp đâu, quái nó gangbang cho chết tươi đấy. Có lẽ do truyện được kể chủ yếu ở phía quái vật (do main là slime chư có phải người đâu) nên mình mới thấy như thế.

Về sau còn lôi hẳn vấn đề chính trị và cam kết hợp tác hoà hữu vào truyện cơ.

-Nội dung- 7/10

Anime xem để giải trí nên cũng đừng mong những triết lý sâu xa, đánh nhau hack não hay đối lập tư tưởng làm gì. Nhưng ít ra cũng không quá nhàm chán, thay vì đi phiêu lưu giúp đỡ và cua gái như bao tên main khác thì cậu quyết định xây dựng thành phố riêng cho mình (thành slime rồi thì cua gái để làm gì nếu không đ*t được :v), để giúp đỡ những quái vật đã tin tưởng cậu cũng như giải quyết một số mâu thuẫn.

Sau này mở rộng thành phố và liên minh với những loài khác, lập hẳn một quốc gia mới.

Về sức mạnh hack game của main thì nếu so với bọn top thì còn bình thường chán. Do [Tiên nhân] là nguyên cái wikipedia cộng với khả năng hấp thụ của [Dã thú] cho cậu khả năng xài skill của mấy con quái mà cậu ăn thì mới mạnh như thế. Nhưng việc phối hợp skill và tập luyện thì cậu vẫn phải tự làm. Thành ra buff thế này cũng không quá phi lý.

Điểm trừ của bộ anime là hơi bị thiếu phát triển nhân vật cả nửa đầu truyện (tính đến giờ).  Cũng có arc mà thuộc hạ quan trọng chết nên cậu trưởng thành và tiến hoá nhưng đến cuối lại được hồi sinh, làm mất đi cái giá trị của cảnh dằn vặt và giận dữ của cậu.

Có điểm cộng gây hài là đôi khi (nhiều khi) anh main của chúng ta bình luận về sự kiện trong anime bằng logic đời thực, cứ như tác giả tự phê phán tác phẩm của mình vậy. Cảm giác như chúng ta phán xét nhân vật A đáng lẽ nên làm gì, Rimuru làm tương tự.

Recommend:

-Đọc cho vui vẻ giải trí thôi, đừng mong những thứ như triết lý hay đấu tranh tưởng gì cả.

-Nếu ngán mô típ phiêu lưu cua gái thì hãy xem thử một con slime xây dựng thành phố như thế nào.

2. Hagure Yuusha No Estetica

Câu chuyện lấy bối cảnh ở một thế giới nơi những người đàn ông và phụ nữ trẻ tuổi được chuyển ngẫu nhiên đến một thế giới ma thuật gọi là Alayzard. Những người sống sót trong thế giới phép thuật trở về với khả năng siêu nhiên. Một tổ chức có tên Babel đã được thành lập để bảo vệ các anh hùng trở về và đào tạo để giúp họ kiểm soát sức mạnh của họ. Cốt truyện theo sau Akatsuki Ousawa sau khi anh trở về từ Alayzard sau khi anh đánh bại Chúa tể bóng tối và đánh bại cô con gái nhỏ xinh đẹp của Ma Vương.

Akatsuki Ousawa là một học viên của môn võ thuật được gọi là Renkankei-kikou. Môn võ này mang đến cho người dùng khả năng thao túng và kiểm soát chi của bất kỳ ai và mọi thứ xung quanh. Akatsuki đã áp dụng võ thuật này để phát triển các loại kỹ thuật khác nhau. Một số khả năng của Akatsuki bao gồm sức mạnh thể chất to lớn, khả năng bất khả xâm phạm, khả năng hồi phục và năng lượng. Sự thành thạo Renkankei-kikou của Akatsuki khiến anh trở thành nhân vật mạnh nhất trong truyện.

Akatsuki cũng sử dụng một thanh kiếm quỷ vĩ đại gọi là Laevateinn.

3. Overlord

Overlord! Đúng như cái tên của nó, nhân vật chính trong tác phẩm này đúng chuẩn Đấng Tối Cao và gần như vô đối trong suốt cả bộ truyện. Về phần giới thiệu nội dung, mình xin được phép bỏ qua vì nó hẳn đã quá quen thuộc với các bạn rồi. Mình xin đến với phần đánh giá của mình dành cho siêu phẩm Overlord.

Trước hết, Overlord là một trong những Lightnovel tiêu biểu hiện nay khi nhắc đến thể loại Dark Fantasy, bên cạnh đó là The Dungeon Seeker, Dungeon Defense, Re:Monter và Goblin Slayer. Mỗi truyện sẽ có một cái hay riêng, có một điểm nổi bật riêng nhưng thú vị nhất chính là Overlord không có gì để mình cảm thấy ấn tượng!

Mặc dù nói là như vậy nhưng mình cũng đánh giá Overlord xếp ngang hàng với Re:Monter vì cả hai tác phẩm này, chúng tệ như nhau =)) và vì thời gian có hạn nên bài viết này mình chỉ nói đến Overlord thôi nhé.

Review anime Overlord -  vinh danh "siêu phẩm" liệu có xứng đáng?

+ Xét đến phương diện mở đầu câu chuyện, Overlord làm tương đối tốt khi cho nhân vật chính kẹt lại trong game sau khi đóng cửa, khá là Logic đấy. Một cách mở đầu tương đối dễ chấp nhận so với bị sét đánh hay lố bịch hơn là xe tải tông vào. Tuy nhiên, đó lại là một sai lầm chí mạng khi không thể xác định được rằng câu chuyện diễn ra ở đâu. Dị giới hay thế giới game, mọi thứ vẫn còn quá mơ hồ và gần như không hề có tính Logic trong việc hình thành cốt truyện sau này.

Với giả thuyết đầu tiên, câu chuyện diễn ra ở dị giới. Một câu hỏi được đặt ra, tại sao thế giới này lại có hệ thống World Building của Yggdrasil?

Câu trả lời cho nghi vấn này là hoàn toàn không có, một chút dữ kiện để người đọc đoán ra được cũng không. Mọi thứ đều được mặc định là nó phải xảy ra như vậy và không có gì sai cả, tính liên kết truyện yếu kém đã khiến cho Overlord chẳng khác gì một Slice Of Life phiên bản Isekai với hệ thống World Building lớn mà không thể sử dụng được.

Còn giả thuyết thứ hai, câu chuyện diễn ra trong thế giới game. Với giả thuyết này thì câu hỏi phía trên đã được trả lời nhưng hai nghi vấn khác lại xuất hiện. Tại sao nhân vật chính lại kẹt trong thế giới game một mình (nếu đúng như những gì đang diễn ra trong Lightnovel)? Hoặc tại sao nhân vật chính lại kẹt trong thế giới game ở tương lai (nếu đúng như những chi tiết đã biết và sắp diễn ra trong Lightnovel)?

Hai câu hỏi trên cũng không hề có câu trả lời và một chút thông tin liên quan đến chúng cũng không. Mọi thứ chỉ đơn giản là xuất hiện từ đầu truyện và được khẳng định là đúng, bất kể có như thế nào đi nữa. Những đoạn thông tin mơ hồ thiếu tính hợp lí khiến cho Overlord chẳng khác nào đang cố nhồi nhét vào truyện một đống “bí mật chẳng ai biết” vậy.

+ Tiếp theo là phương diện liên quan đến tư duy câu chuyện, nhân vật chính của chúng ta muốn phục hưng lại sự huy hoàng của Ainz Ooal Gown và làm vang danh tên tuổi của nó ra khắp thế giới. Đúng là một lí tưởng cao đẹp nếu không nhắc đến lối tư duy ngu si của Ainz-sama và bầy tùy tùng.

“Ainz-sama luôn đúng!”

“Ainz-sama tuyệt vời quá!”

Cứ mỗi một chương, người đọc lại phải nhìn thấy một đống câu từ hoa mĩ để tôn lên cái sự thông minh, ngầu lòi và lạnh lùng của Đấng Tối Cao. Bởi vì tác giả càng cố làm cho nhân vật chính thông minh lên thì càng tự khiến hắn ta ngu đi theo nhiều hướng. Cùng với đó là sự mù quáng của đám tùy tùng khi nghe lệnh của nhân vật chính mà chẳng có lấy một hoài nghi về thực lực của hắn. “Bởi vì bọn chúng được thiết kế để làm như vậy cho nên cũng tạm chấp nhận được phần nào??” Nếu bạn đang nghĩ như vậy thì mình chỉ có thể nói rằng bạn đang quá dễ dãi với Overlord rồi! Sự thiếu logic trong cách xây dựng tuyến nhân vật như vậy sẽ làm hỏng cả 1 tác phẩm đấy!!

Ngoài ra, lối tư duy thiếu I-ốt của nhân vật chính thể hiện rõ trong cách hành xử, không hề xứng đáng với vị thế của một kẻ cầm quyền. Hắn liên tục đưa ra những kế hoạch ngu ngốc, thiếu khả năng thành công nhưng lại nghĩ rằng chúng hợp lí. Ấy vậy mà những kế hoạch đó lại được đám tùy tùng tin theo nhưng lại chính chúng là người sửa sai cho hắn, kế hoạch thành công mà không phải theo cách của chủ nhân chúng muốn. Hắn được tâng bốc là đã tính trước rất nhiều bước và mọi thứ đều nằm trong lòng bàn tay của hắn, hiển nhiên trở thành một kẻ siêu thông minh như Gia Cát Lượng. Đây đúng là một kẻ có đầu óc chiến lược, Ainz-sama vạn tuế, chắc vậy.

Trong khi đó, bọn tùy tùng thì đứa nào cũng giống như đứa nấy, trung thành tuyệt đối với sự ngu dốt nặng nề của Ainz-sama. Bất kể khi nào và ở đâu, chúng cũng luôn quan niệm rằng chủ nhân của mình là một kẻ thông minh, có tài dẫn dắt. Mặc dù kế hoạch hắn đưa ra có nhảm nhí cỡ nào thì cũng chẳng có được một chút hoài nghi nào cả, niềm tin của bọn tùy tùng cao thật. Đôi khi chúng cũng nhận ra sai lầm trong hành động của vị Đấng Tối Cao kia nhưng… chúng cho rằng đó là “tính cả rồi”. Quả là một cách hay để biến thằng ngu thành kẻ lãnh đạo, cứ cho hắn một đám ngu hơn là được =))

+ Cuối cùng, chúng ta xét về cách mà câu chuyện diễn ra, à thì chẳng có nhiều điều để nói đâu. Ainz-sama áp đảo tuyệt đối với cái sự mạnh không thể tin được và chỉ tốn tí mồ hôi khi tự đánh nhau với phe mình mà thôi. Còn mấy kế hoạch thôn tính, chinh phục gì gì đó thì thôi không nhắc đến, y như phía trên vậy đó.

Thử tưởng tượng, vào cảnh chiến đấu, chúng ta trông chờ những pha hành động mãn nhãn với tính căng thẳng cao thì… Overlord đã đáp ứng được người đọc ở chiều ngược lại. Ainz-sama xuất hiện, vung tay múa chân vài cái trước khi đem ra một mớ World Class Item và giành chiến thắng. Đôi khi, Ainz-sama giả vờ như mình là một kẻ nhân từ khi ban phát cái chết cho người khác, tư tưởng phát xít vẫn còn tồn tại kể cả trong truyện. Như vậy thì dễ dàng thỏa mãn được một bộ phận người đọc nào đó yêu thích sự chà đạp lên lẽ thường, đàn áp bọn yếu đuối không thương tiếc với khuôn mặt lạnh lùng??

Còn những nhân vật phụ xuất hiện thì chẳng khác gì đám bù nhìn, kể cả những kẻ mạnh hay yếu. Chúng đóng một vai trò rất lớn trong câu chuyện, đó là bầy kiến đáng thương bị bộ xương khô dẫm đạp lên một cách không thể nào dễ dàng hơn được nữa. Hãy thử nghĩ xem, một bộ truyện không hề phân chia giai cấp, không có sự khác biệt lớn giữa kẻ mạnh và kẻ yếu thì nó sẽ nhàm chán như thế nào. Bởi vì dù mạnh hay yếu đi nữa, gặp Ainz-sama hay đám tùy tùng của hắn thì cũng kết thúc trong một nốt nhạc. Chẳng cần phải suy nghĩ nhiều, mọi cuộc chiến diễn ra trong truyện đều giống nhau, Ainz-sama là vô đối.

Kết lại, mình chẳng thể nào hiểu được tại sao nó được gọi là “Siêu Phẩm” trong khi <Isekai wa Smartphone to Tomo ni> làm tốt hơn trong việc mang lại giá trị giải trí, thế mà bị gọi là rác! Phải chăng cái combo Isekai-Harem-Comedy-Romance-Action đang bị bài trừ thì hiển nhiên, con hàng hạng 2 trong thể loại Dark Fantasy biến thành siêu phẩm và được tung hô đến tận trời cao???

4. Isekai Maou to Shoukan Shoujo no Dorei Majutsu - Dị Thế Ma Vương

Ahhh ai mà không mê anime isekai. Đối với một số người, nó có thể nhàm chán và lặp đi lặp lại vì anime và manga isekai tiếp tục xuất hiện và có thể sẽ tiếp tục như vậy. Isekai anime là một thế giới khác và ai không thích trải nghiệm nó như thế nào ở một thế giới khác, mặc dù nó không thực tế như nó là, nhưng sau cùng thì anime là hư cấu. Isekai Maou to Shoukan Shoujo no Dorei Majutsu (Chết tiệt Nhật Bản với những cái tên dài như thế này - tôi chỉ nói ngắn gọn là Isekai Maou) là một trong những anime isekai hiếm hoi đặc biệt tập trung vào yếu tố ecchi và hài, và bộ anime này thu hút sự quan tâm của tôi khi tôi thấy meme cua về Shera Greenwood đủ tuổi hợp pháp vì cô ấy 150 tuổi. Mặc dù là một anime ecchi, nhưng nó thực sự khá hay và tuyệt vời hơn khi MC của chúng ta là một nhân vật bị chế ngự. PogChamp!

Khi nói đến MMORPG giả tưởng Cross Reverie, không ai có thể sánh được với sức mạnh của Quỷ Vương Diablo. Sở hữu những đồ tạo tác hiếm nhất của trò chơi và trình độ người chơi vô song, anh ta áp đảo tất cả những kẻ ngu ngốc đến mức đối đầu với anh ta. Nhưng bất chấp danh tiếng đáng sợ của mình, danh tính thực sự của Diablo là Takuma Sakamoto, một game thủ khép kín không có bất kỳ kỹ năng xã hội nào. Đánh bại những kẻ thách thức vô vọng từng ngày, Takuma không quan tâm đến điều gì khác ngoài cuộc sống ảo của mình — nghĩa là, cho đến khi một phép triệu hồi đột ngột đưa cậu đến một thế giới khác, nơi cậu có ngoại hình của Diablo!

Trong thế giới mới giống như trò chơi yêu thích của anh ấy, Takuma được chào đón bởi hai cô gái đã triệu hồi anh ấy: Rem Galeu, một nhà thám hiểm Pantherian nhỏ nhắn, và Shera L. Greenwood, một triệu hồi Elf nóng bỏng. Họ thực hiện một Nghi lễ nô lệ trong một nỗ lực để khuất phục anh ta, nhưng câu thần chú đó phản tác dụng và khiến họ trở thành nô lệ của anh ta. Với tình hình trở nên khó xử hơn bao giờ hết, Takuma quyết định đồng hành cùng các cô gái trong việc tìm cách hủy bỏ hợp đồng của họ trong khi học cách thích nghi với sự tồn tại mới của mình với tư cách là một Ma Vương đầy đe dọa.

Thành thật mà nói, không có gì nặng nề về cốt truyện vì đây là một anime isekai ecchi và hài. Tất cả những gì bạn nhận được là fanservice tốt nhưng những người cố tình xem bộ truyện này sẽ không quá tập trung vào cốt truyện, trừ khi bạn đang nói về "cốt truyện" kia. Mặc dù vậy, có một số diễn biến câu chuyện và chúng ta có thể thấy các kỹ năng chế ngự của Diablo, vì vậy đó là điều đó. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng bộ truyện này đôi khi có thể bị tình dục hóa quá mức và một số người có thể cảm nhận nó theo thời gian. Cá nhân tôi có một chút nội dung loli quá nhiều trong anime này, và tôi không phải là một fan hâm mộ của loli dù sao, nhưng lolis gợi dục. đặc biệt là nếu họ trông giống như một đứa trẻ có thể làm phiền. Tuy nhiên, hầu hết các cảnh ecchi đều khá hài hước nhưng chắc chắn không phải là thứ bạn muốn xem ở nơi công cộng.

Nhìn chung, nếu bạn yêu thích anime ecchi, tôi khuyên bạn nên thử xem bộ phim này. Nó chỉ dài 12 tập nên dù sao cũng sẽ không làm mất quá nhiều thời gian của các bạn. Nó sẽ không đủ hay để trở thành một bộ phim kinh điển của OG, nhưng nó đủ giải trí để tôi cười thầm với bộ anime này. Tuy nhiên, nếu bạn đang tìm kiếm một bộ truyện isekai nghiêm túc hơn, đây không phải là lựa chọn tốt nhất để lựa chọn, nhưng vẻ đẹp của bộ anime này là trong mắt người xem.

5. No Game No Life - Huyền Thoại Game Thủ

* Giới thiệu:

No game no life tiền thân là một series light novel được sáng tác bởi Yuu Kamiya. Sau đó tiếp tục được chuyển thể thành manga dưới ngòi bút của Mashiro HiiragiSau khi chuyển thể thành manga , No game no life nhận được nhiều sự thu hút của độc giả. Tiếp nối thành công ngày 9/4/2014, Anime được chuyển thể bởi Madhouse đã công chiếu và nhanh chóng tạo được sự thành công vang dội vượt qua một loạt các anime trong mùa.

* Cốt truyện:

Câu chuyện là nội dung xoay quanh một truyền thuyết game thủ trên mạng, bởi số lần chiến thắng tuyệt đối. Họ gọi game thủ này là Kuuhaku (空白) hoặc Blank vì game thủ này luôn đăng nhập với nick 『  』 .

“Kuuhaku không bao giờ thua”

Nhưng sự thật,『  』là một cặp anh em NEET tự khép kín mình.Người anh là Sora (空) và người em gái Shiro (白). Một ngày nọ, một cậu bé tự xưng mình là Tet, đòi thách đấu với 『  』và ngỏ ý mời họ sang 1 thế giới mới, nơi tất cả luật lệ cũng như quyền lực đều được quyết định bởi những trò chơi (game).

Nội dung phim là một tổng hợp những màn đấu trí cân não. Đến với thế giới của No game no life, tác giả mở ra cho ta thấy 1 thế giới với 16 chủng tộc cùng chung sống hòa bình, không chiến tranh, dù có thì đấy chỉ là một trò chơi. “Mà chơi là để vui” – vâng, quả thực là vậy. Phim đem đến tính giải trí và hồi hộp cao. Lồng vào là những màn parody rất có chủ đích của tác giả. Cho đến cuối cùng, liệu 『  』 có tiến đến được tòa thành quân cờ kia và thách đấu với Thần hay chăng?

Tác giả thổi vào phim một sức sống mới, vì thế khán giả càng xem lại càng tò mò. Xúc tích, nhẹ nhàng mà năng động. Bộ phim mang đến cho người xem một cách nhìn mới, những phút giây thư giãn, những cuộc tranh đố hồi hộp, ngoạn mục. Xứng đáng là anime có lượt hút người xem nằm top trong mùa qua.

Điểm: 8/10

* Nhân Vật: 

Các nhân vật rất phù hợp với phim, không nhân vật nào là dư thừa và luôn đóng 1 vai trò nhất định trong các cuộc đấu. Các nhân vật về sau càng mới thì lại càng mạnh, càng mưu mô hơn. Nhưng chung quy các nhân vật tạo được không khí vui tươi nhất định. Và sau cùng, tất cả các nhân vật được liên kết lại với nhau bởi 2 nhân vật chính là Sora và Shiro, cùng nhau, họ nhắm đến đích là đánh bại được Tet – kẻ thách thức cuối cùng trong bàn cờ thánh thần.

* Hình Ảnh

Những hiệu ứng đến từ ánh sáng và màu sắc thay đổi liên tục trong phim , và thiết kế màu bởi Ohno Harue làm ta phải bất ngờ. Madhouse đã chuyển thể rất thành công phong cách phối tông màu cầu vồng của manga, màu sắc được “bưng” dường như y nguyên sang anime.

Chuyển động trong phim không nhanh nhưng vừa đủ để ta thấy được tốc độ cần thiết của những cuộc chiến. Và đặc biệt là các hiệu ứng ánh sáng chớp nhoáng, làm mờ của anime, đóng vai trò khá là quan trọng trong phim. Nó cho ta thấy nhiều thứ đang ngập trong ánh sáng nhưng mờ ảo sau khói sương . Tuy tốc độ không là điểm mạnh của phim nhưng cách làm chủ được tốc độ, cho phép thấy những cảnh cần và những cảnh không, cũng như những chi tiết quan trọng hay thừa thải cùng 1 lúc, cùng 1 khung hình. Cách xử lý ảnh tĩnh mà như ảnh động của Koji Yota rất tài tình.

Bên cạnh đó, Shuuhei Henshu dùng 3D để biểu thị các NPC đúng như kiểu phân biệt đối xử main với character phụ, làm phim hài hơn, parody nhiều hơn. Chung quy thì đây cũng là một điểm hài hước của phim.

Điểm: 7/10

* Âm Thanh:

Nhạc theme của No game no life rất hay và tương đối thuận tai. Soạn nhạc bởi Super Sweep và sản xuất âm nhạc bởi Kadokawa. Bài opening This game được trình bày bởi Suzuki Konoki, âm thanh nhẹ nhàng ở những giây đầu nhưng rền vang khi bắt đầu cất tiếng. Và ending Oracion trình bày bởi Ai Kayano (CV: Shiro). Bài hát được bắt đầu bởi một giọng hát nhẹ tựa như khói mây , dịu dàng nhưng da diết và dần dần sôi động hơn, nhiều sắc màu hơn ở những đoạn tiếp theo.

Các bản BGM tạo được không khí trẻ trung,nhịp độ vui tươi, sôi động của những trò chơi. Qua từng đoạn nhạc hơi hướm và chất “game” bao trùm cả bộ phim. Giám đốc âm thanh Aketa Hitoshi, đã thành công tạo ra được một sản phẩm âm nhạc rất phù hợp với phim.

Sora được lồng tiếng bởi Yoshitsugu Matsuoka (từng lồng tiếng cho vai Kirigaya Kazuto trong Sword Art Online, …) và quả thực cách chuyển biến giọng của anh rất hợp với vai Sora.

Shiro được lồng tiếng bởi Ai Kayano (từng lồng tiếng cho vai Yuzuriha Inori trong Guilty Crown,…). Chính giọng chị kết hợp với biểu cảm khuôn mặt làm cho Shiro trở thành 1 thiên tài, và mang đến những khoảnh khắc rất “tỉnh”, rất Shiro, điều đó làm Shiro trở nên thú vị.

Điểm: 7/10

Tổng kết:

No game no life vừa kết thúc và nhiều câu hỏi vẫn còn bỏ ngõ.

“Hẹn gặp lại ! lần sau, trên bàn cờ”

Và một lời hứa hẹn tràn đầy thách thức lại ghi dấu ấn trong lòng khán giả. Liệu Sora & Shiro có thu thập đủ 16 quân cờ chủng tộc hay chăng?

6. Death March kara Hajimaru Isekai Kyousoukyoku - Chuyển Sinh Khi Chạy DeadLine

Cốt Truyện: 

Lập trình viên trò chơi Ichirou Suzuki đã nhận thấy công việc của mình ngày càng trở nên khó khăn hơn vào cuối năm nay. Với thời hạn phát hành trò chơi mới đang đến rất nhanh, Ichirou đã làm việc chăm chỉ để tiếp tục thúc đẩy mọi người suốt đêm với hy vọng phát hành trò chơi này cho công chúng càng sớm càng tốt. Bất chấp các vấn đề với đồng nghiệp và tình trạng thiếu ngủ ngày càng gia tăng nhanh chóng, Ichirou vẫn tiếp tục cố gắng hết sức và thúc đẩy dự luật phát hành một trò chơi mà anh có thể tự hào. Tuy nhiên, cuộc sống của Ichirou thay đổi vào một đêm khi anh ngủ gật tại văn phòng. Một khoảnh khắc anh ấy nhớ lại mình đang ngủ gật dưới máy tính và khoảnh khắc tiếp theo anh ấy ở một nơi có vẻ như sa mạc và cằn cỗi.

Đây là nơi mà Death March kara Hajimaru Isekai Kyousoukyoku thực sự bắt đầu câu chuyện của nó. Ichirou nhanh chóng biết được rằng mình đã được chuyển đến một thế giới khác - mặc dù anh vẫn giữ vững niềm tin rằng đó là một giấc mơ trong vài tập phim - và bắt đầu cố gắng tìm ra cách để hiểu hoàn cảnh của mình. Trong khoảng thời gian này, Ichirou thực sự đã tung ra một kỹ năng chế ngự có thể bắn các thiên thạch rực lửa khắp sa mạc và nó chỉ xảy ra để tiêu diệt toàn bộ đội quân thằn lằn và một con rồng trưởng thành đang ngủ gần đó. Sai lầm này mang lại cho Ichirou một cấp độ siêu cao là 310 và tặng cho anh ta rất nhiều điểm chỉ số và các vật phẩm giúp anh ta trở nên cực kỳ sung túc.

Ichirou đi vào thị trấn ở tập 2 và biết được tên của mình đã được thế giới trò chơi đổi thành Satou, một thương gia lang thang 15 tuổi - danh hiệu mà chính anh ta sử dụng để giải thích tiền bạc và lý do vào thành phố - và thậm chí gặp một người tình yêu của anh ấy quan tâm đến hình dạng của một cô gái lính tên là Zena. Satou nhanh chóng bắt đầu khám phá thế giới mới này ở tập 3, và trong tập 4, cuối cùng bắt đầu biết rằng vùng đất này có những vấn đề và nguy hiểm. Tập 4 và 5 có cảnh Satou thu phục nô lệ - một điều phổ biến đối với những người không hoàn toàn là con người trong thế giới tưởng tượng này - dưới hình dạng Liza, Tama, Lulu và Pochi. Satou sẽ gặp những người khác tham gia “bữa tiệc” của mình chẳng hạn như Arisa và Nana, mặc dù Nana tham gia khá muộn.

Arisa là người duy nhất khi gặp Satou, bắt đầu làm sáng tỏ một số bí ẩn của Death March kara Hajimaru Isekai Kyousoukyoku. Arisa nói với Satou - sau một cuộc tấn công tình dục của cô ấy đối với anh ấy - rằng cô ấy đã từng giống anh ấy, đến từ Nhật Bản. Trên thực tế, có những người khác như Satou và Arisa đã thấy mình được tái sinh trong thế giới tưởng tượng này hoặc được triệu hồi vì những lý do như cứu một vương quốc hoặc trở thành một anh hùng. Satou không được triệu hồi theo bất kỳ cách nào như những người khác mà Arisa nói với anh ta, nhưng điều đó mang lại cảm giác hiểu rằng anh ta không phải là người duy nhất trải qua sự thay đổi như vậy trong cuộc đời của họ. Death March kara Hajimaru Isekai Kyousoukyoku sẽ không đi sâu vào nhiều người khác như hai người này, nhưng cuối cùng nó gợi ý rằng có thể có hàng trăm đến hàng nghìn người đã trải qua trải nghiệm tương tự.

Nửa đầu của Death March, kara Hajimaru Isekai Kyousoukyoku cuối cùng đã quyết tâm giải thích thế giới và để Satou có được sức mạnh và kiến ​​thức cũng như hàng loạt cô gái tham gia cùng anh. Satou bắt đầu có được sức mạnh đối với ma thuật và thậm chí học cách hoạt động của nó — ở một mức độ nào đó — điều này nâng cao kỹ năng của cậu ấy và giúp cậu ấy vượt qua nhiều thử thách trong Death March kara Hajimaru Isekai Kyousoukyoku. Nửa sau của Death March kara Hajimaru Isekai Kyousoukyoku bắt đầu tập trung vào một cuộc phiêu lưu khi Satou cứu một cô gái yêu tinh trẻ tên là Mia và bắt đầu muốn đi du lịch các vùng đất để tìm hiểu về thế giới kỳ lạ này. Lần duy nhất mà Death March kara Hajimaru Isekai Kyousoukyoku tập trung vào một âm mưu thực sự lớn là vào lúc gần cuối khi Satou gặp một vị vua tham nhũng muốn lạm dụng hợp đồng giữa anh và một phù thủy lớn tuổi.

Review: 

Death March kara Hajimaru Isekai Kyousoukyoku đã gây ấn tượng với chúng ta khi có một bối cảnh thế giới mà chúng ta không thường thấy trong thế giới của loạt anime isekai. Trong tập 12, chúng ta tìm hiểu thêm về thế giới của Satou và cách những người khác như anh ấy được đưa đến đây. Tương tự, cách mọi người sống trong thế giới của Death March kara Hajimaru Isekai Kyousoukyoku thực sự có thể được coi là khá hấp dẫn, đặc biệt là đối với những người hâm mộ thể loại này. Có rất nhiều chỗ để xây dựng câu chuyện trong Death March kara Hajimaru Isekai Kyousoukyoku và chúng tôi chỉ thấy thoáng qua về truyền thuyết của nó trong 12 tập mà chúng tôi có được.

Death March kara Hajimaru Isekai Kyousoukyoku sẽ không phải là một trong những anime sẽ đi vào biên niên sử lịch sử một cách ngoạn mục. Đã có quá nhiều câu chuyện isekai vượt qua Death March kara Hajimaru Isekai Kyousoukyoku như Sword Art Online, Overlord, Hai to Gensou no Grimgar và thậm chí cả Log Horizon. Những chương trình này đã làm câu chuyện isekai tốt hơn theo nhiều cách và do đó, tại sao chúng là những tác phẩm gây được tiếng vang đối với ngay cả những người mới bắt đầu bước vào fandom anime. Death March kara Hajimaru Isekai Kyousoukyoku cuối cùng không phải là quá khủng khiếp và không thể tìm thấy nhưng cũng không gây được nhiều ấn tượng trong suốt 12 tập của nó. Chúng tôi khuyên bạn nên xem Death March kara Hajimaru Isekai Kyousoukyoku chỉ nếu bạn thực sự yêu thích những câu chuyện isekai và có thể nhìn thấy những sai sót rõ ràng của nó.

7. Mahouka Koukou no Rettousei - Kẻ Dị Biệt Tại Trường Học Phép Thuật

I. Mahouka Koukou no Rettousei giảng cố sự gì?

Câu chuyện diễn ra vào những năm cuối của thế kỉ 21 khi mà ma thuật đã trở nên phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của người dân ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Nhật Bản. Vì vậy mà rất nhiều trường học Ma pháp đã được xây dựng để đào tạo nhân tài cho đất nước.

Nhân vật chính của truyện – anh em nhà Shiba nhập học vào Trường Trung học Đệ Nhất trực thuộc Đại học Ma Pháp Quốc Gia. Cô em gái – Shiba Miyuki là học sinh Khoa 1, nơi hội tụ của những học sinh có thành tích xuất sắc. Còn người anh – Shiba Tatsuya bị xếp vào khoa 2, nơi hội tụ những học sinh được cho là kém và bị Khoa 1 khinh thị.

Tuy nhiên, bài kiểm tra đầu vào không đánh giá đúng năng lực thực sự của Tatsuya, khiến cho anh trở thành một “kẻ dị biệt tại trường học pháp thuật”.

Điểm cốt truyện: 8/10.

Đánh giá: Cốt truyện logic, chặt chẽ, xoáy sâu vào một hiện tượng, một sự bất công trong thế giới truyện. Sự việc được đẩy đến cao trào là khi sức mạnh thực sự của nhân vật chính, Shiba Tatsuya, được hé lộ: anh là một Thập Tam Tông Đồ – một trong 13 những vị pháp sư hùng mạnh nhất của nền quân đội toàn thế giới, vậy mà khi cùng em gái mình đi học cấp 3 để âm thầm bảo vệ cô, anh vẫn phải khoác lên mình tấm áo của sự bất công và bị coi là “kẻ yếu kém” như bao người khác.

II. Mahouka Koukou no Rettousei có hay không?

Lối xây dựng nhân vật của nhà văn Sato Tsutomu cũng không có gì mới mẻ, phá cách so với các nhà văn cùng viết thể loại Fantasy khác. Tuy nhiên, dàn nhân vật ông gây dựng nên lại có một chiều sâu đáng kinh ngạc.

Nhân vật chính: anh em nhà Shiba là một cặp đôi “lắm tài, một tật”. “Một tật” ở đây là để chỉ sự quấn quýt lấy nhau quá mức của cả hai. Tuy nhiên, tình cảm hơi có phần quá mức đó sẽ dần trở thành một nút thắt tất yếu trong lòng người đọc, là động lực chính và duy nhất thúc đẩy Tatsuya tiến về phía trước chứ không phẫn uất với số phận và phá hủy thế giới. (Thực tế là anh thừa sức để làm điều đó). :))

Các nhân vật phụ mainstream: Midzuki, Erika, Leo, Mikihiko, Shizuku, Honoka – những người thuộc cùng nhóm bạn chơi thân với nhân vật chính đều là những cá thể có tính cách rất riêng, được Sato-sensei khắc họa cực kì chi tiết qua lối viết “hữu ngữ hóa nội tâm”. Midzuki nhút nhát, luôn cố gắng để giúp đỡ mọi người. Erika nhanh nhẹn, hoạt bát nhưng nhiều lúc cũng có những suy nghĩ hết sức trưởng thành. Leo là người cứng cáp nhất cả đội, nhưng tính cách của cậu không hề cứng nhắc. Mikihiko là thiên tài trong một thế gia sử dụng ma thuật cổ chưa-hoàn-thiện, tính cách của anh có phần kiêu ngạo nhưng sự kiêu ngạo đó, phần lớn thời gian, bị anh nuốt ngược vào bên trong. Shizuku hơi thiếu sức sống là cô nàng xinh nhất phim, tuy ít nói và nhiều khi cho người ta một cảm giác “không màng thế sự”, Shizuku thực chất là một con người vô cùng kiên định và quyết tâm, chỉ là thường ngày cô không thể hiện nó ra mà thôi.

Các nhân vật khác như các đàn anh, đàn chị năm 2, năm 3: Saegusa, Juumonji, A-chan… cũng được miêu tả cực kì chi tiết, tuy không nhiều bằng dàn nhân vật chính và kế chính, nhưng tất cả đều bộc lộ được rõ nội tâm và thiên hướng con người mình.

Điểm nhân vật: 10/10.

Đánh giá: Chà… vì đây là một bộ truyện nổi tiếng nhờ chiều sâu nhân vật nên chắc mình không cần nói thêm những lời có cánh dành cho Mahouka cũng như tác giả Sato Tsutomu nữa. Tuy nhiên, nhìn nhận khách quan và đánh giá chung mà nói thì bộ truyện là một sự chuẩn mực. Người đọc một khi đã đọc xong những chi tiết về một nhân vật nào đó thì chắc chắn 100% sẽ khắc sâu ấn tượng, dù có quên tên cũng sẽ không quên đi khí chất của nhân vật.